google-site-verification: google80c2d6b80147a85a.html

ATLAS GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI

Khám phá tùng bộ phận,chi tiết nhỏ trên cơ thể người

Kinh Doanh Facebook từ A-Z

Các bước kinh doanh hiệu quả

Affiliate Marketing

Đơn vị tiên phong về Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) tại Việt Nam. Với hơn 18 năm kinh nghiệm phát triển tại Nhật Bản và Đông Nam Á.

Khảo sát kiếm tiền với Infoq

Bán Thời Gian Rảnh Thành Tiền

Học Cùng Chuyên Gia

Tăng sự hiểu biết - Tiết kiệm chi phí - Tiết kiệm thời gian - Hiệu quả vượt trội - Bắt kịp xu thế

5 Bước Hình Thành Mục Tiêu Cuộc Đời

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Điều trị triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh và sợi thần kinh bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải:Thần kinh ngoại biên
Đau và tê:
Tình trạng ngứa ran hoặc rát ở cánh tay và chân có thể là một dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh. Những cảm xúc này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân của bạn. Bạn có thể bị đau, thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân.
Bên cạnh đó, bạn có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay của bạn khiến cho bạn không nhận thấy gì khi dẫm lên vật nhọn. Bạn cũng không thể cảm thấy gì khi chạm vào một cái gì đó là quá nóng hoặc lạnh.
Tình trạng tê có thể làm cho bạn khó khăn hơn trong việc nhận biết chuyển động của chân mình từ đó có thể bạn mất thăng bằng.
Các vấn đề về cơ bắp:
Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ. Bạn có thể cảm nhận được triệu chứng này khi cử động các bộ phận cơ thể. Những việc đơn giản như cài nút áo cũng trở nên khó khăn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng cơ bắp của bạn co giật hoặc co cứng. Cơ bắp của bạn còn có thể teo lại.
Các vấn đề về tiêu hóa và tim mạch:
  • Vấn đề khi tiêu hóa thức ăn: bạn có thể cảm thấy no và ợ nóng dù mới chỉ ăn một ít thức ăn. Đôi khi bạn có thể nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.
  • Vấn đề ở tim: nếu các dây thần kinh ở tim bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim. Tổn thương thần kinh ở tim có thể “ẩn” đi dấu hiệu cảnh báo này. Bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo đau tim khác như mệt mỏi đột ngột, đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn và nôn.
Những triệu chứng khác:
  • Vấn đề tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.
  • Vấn đề bàng quang: bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu. Bạn có thể mất cảm giác mắc tiểu.
  • Bạn có thể đổ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều. Điều này có thể gây rối loạn kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

    Nguyên nhân

    • Chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh;
    • Các nguyên nhân chuyển hoá bao gồm đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh porphyria và thiếu vitamin B;
    • Các nguyên nhân do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, bệnh sarcoidose và bệnh đa xơ cứng;
    • Các nguyên nhân do nhiễm trùng bao gồm HIV/AIDS, virus herpes, virus thuỷ đậu (đau thần kinh hậu herpes), bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai;
    • Bệnh ung thư dây thần kinh hiếm gặp cũng có thể gây bệnh thần kinh.có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm:

      Điều trị hiệu quả

    • các triệu chứng thường cải thiện theo thời gian, đặc biệt nếu có thể điều trị được nguyên nhân, ví dụ như:
      • Kiểm soát đường huyết tốt có thể làm giảm nguy cơ  bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.
      • Nếu bạn đang uống rượu, hãy tập bỏ rượu ngay.
      • Nếu bạn thiếu vitamin B12, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc hoặc tim bổ sung vitamin này.
      • Bệnh thần kinh ngoại biên có thể được hạn chế nếu bạn:
        • Chăm sóc bàn chân của bạn, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường;
        • Tập thể dục;
        • Ăn uống lành mạnh;
        • Ngừng hút thuốc;
        • Tránh uống rượu quá nhiều;
        • Kiểm soát nồng độ đường huyết.
==========================
Tư vấn miễn phí tình trạng và hướng dẫn dùng thuốc điều trị qua web hoặc fanpage !

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Chế độ ăn uống,sinh hoạt khi bị "Mụn"

Chế độ dinh dưỡng dành cho da mụn

Điểm mặt những thực phẩm nên tránh khi bị mụn: 
da-mun-nen-kieng-gi

1. Thực phẩm cay nóng

lam-sao-het-mun

Hạn chế ăn đồ cay nóng
Hạn chế ăn đồ cay nóng và có nhiều dầu mỡ như: gà rán, mì cay, hay tương ớt…Những loại thực phẩm này chứa nhiều cacbonhydrat làm tăng mức insulin trong máu, hình thành mụn. Đặc biệt, ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể bị phát ban mụn trứng cá lây lan khắp cơ thể.

2. Thực phẩm nhiều chất ngọt

Hạn chế ăn đồ ngọt, nước có ga, đồ uống chứa nhiều đường như chè, bánh ngọt, xôi, xoài, sầu riêng.
Các thực phẩm từ chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt… khi tiêu thụ nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể tăng tiết insulin - chất gây tăng tiết bã nhờn và nguy cơ bị mụn rất cao. Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt và bị nổi mụn, hãy thay đổi thói quen đó bằng cách cắt giảm những thành phần này để giúp cho quá trình điều trị mụn tốt hơn.
da-bi-mun-nen-an-gi1
Đường tinh luyện là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mụn không có dấu hiệu thuyên giảm

3. Thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bột mỳ, khoai tây chiên, bánh quy… chứa nhiều carbohydrate, khi tiêu thụ nhiều sẽ nhanh chóng làm đường huyết tăng cao khiến biến động hormone trong cơ thể và tăng khả năng bị viêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến mụn trầm trọng hơn.
thuc-an-gay-mun
Bạn nên kiêng ăn đồ chiên, rán và các thức ăn chứa nhiều dầu, tinh bột, chất béo

4. Sữa và các chế phẩm từ sữa

an-gi-de-tri-mun-trung-ca

Hạn chế uống sữa trong quá trình trị mụn
Sữa bò thường được lấy từ những con bò đang trong thời kỳ sinh sản nên trong sữa có nhiều hormone thúc đẩy sự sản xuất dầu nhờn trên da. Ngoài ra, các hormone tăng trưởng có trong sữa làm đẩy nhanh vòng đời của tế bào da nên có khả năng các tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng khả năng bị mụn. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiêng hẳn sữa, chỉ nên hạn chế lượng uống 1 ly/ngày.

5. Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và các thức uống có cồn

da-mun-nen-kieng-gi

Tương tự như trên, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến mụn và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn của bạn.
Uống nhiều thức uống có cồn như rượu, bia... sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng tích tụ ở lỗ chân lông. Ngoài ra, nó còn làm thay đổi hormone -  nguyên nhân trực tiếp gây mụn. Do đó thay vì uống nhiều sản phẩm có cồn như bia rượu, hãy tăng cường bổ sung nước lọc cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các chất kích thích có chứa cafein như: rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá…cũng là nhóm thực phẩm cần loại bỏ trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày đối với những người gặp phải tình trạng mụn, bởi các chất này sẽ khiến tuần hoàn máu khó lưu thông, các tuyến bã nhờn trong da hoạt động mạnh, làm bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn.
Trị mụn trứng cá là một quá trình cần bạn bổ sung năng lượng, chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với phương pháp trị mụn chuẩn y khoa. Để biết chính xác tình trạng mụn và cách điều trị hiệu quả nhất bạn nên đến gặp Bác sĩ da liễu xin tư vấn.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả

Có nhiều người cố gắng đi tìm loại thuốc đắt tiền để trị mụn trứng cá hiệu quả mà lãng quên đi những thực phẩm ăn uống hàng ngày là “thần dược” vừa giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị mụn an toàn giúp da khỏe mạnh và ngăn ngừa quá trình lão hóa, vừa thân thiện với làn da. Khi bị mụn bạn nên xây dựng cho mình thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung ngay những thực phẩm dưới đây để điều trị mụn trứng cá hiệu quả.
 Để hỗ trợ bạn cần bổ sung những nhóm dinh dưỡng sau: 
da-mun-nen-an-gi

1. Probiotic 

Ngoài tác dụng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, probiotic còn giảm tình trạng viêm trong đường ruột và là yếu tố giúp cải thiện tình trạng mụn. Để tăng lượng probiotic, bạn có thể ăn sữa chua, sô cô la đen, kim chi…
Lưu ý:
Chỉ nên ăn chocolate đen nhưng cần hạn chế các loại chocolate khác vì chúng làm tăng việc sản xuất các yếu tố trong hệ thống miễn dịch như interleukin-10 (IL-10), làm giảm sự phòng vệ của cơ thể, tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn làm mụn tệ hơn.
Liều lượng cũng là vấn đề quan trọng, cần điều tiết lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một loại.

2. Thực phẩm giàu omega – 3

Omega – 3 có nhiều trong cá hồi, cá tuyết, hạt óc chó, hạt chia… là một chất kháng viêm tốt, không những có lợi cho sức khỏe và còn giúp cải thiện tình trạng mụn.
an-gi-de-tri-mun-trung-ca
Cá hồi giàu Omega - 3 bổ sung năng lượng, giúp da khỏe đẹp
Trong cá chứa nhiều Omega - 3, axit béo tốt cho da và cơ thể. Ăn cá hồi, cá ngừ hay cá thu sẽ giúp da được bổ sung dồi dào Omega 3, ngăn ngừa mụn hình thành, nhanh làm lành các tổn thương mụn.

3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Trà xanh, hạt macca, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la đen, cà chua, bông cải xanh, nho, việt quất, dâu tây… chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố, bảo vệ da chống lại các tác động của môi trường.
Hạt macca chứa hàm lượng chất chống oxi hóa rất cao, tăng sức đề kháng cho da
Hạt macca cũng là một trong những thực phẩm đứng đầu về hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống ôxi hóa, giúp kháng viêm và hỗ trợ đẩy lùi mụn hiệu quả

4. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương do tia UV và có hiệu quả trong việc chữa lành tổn thương da do mụn gây ra. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm như: Hàu, sò, tôm hùm, đậu hòa lan, đậu ván, đậu lăng, thịt bò, cá, trứng cá, hạt hướng dương, rong biển… để bổ sung lượng kẽm cho cơ thể.
an-gi-de-tri-mun-trung-ca
Ngũ cốc 
Bạn nên ăn nhiều trứng, ngũ cốc, các loại hải sản vì chứa rất nhiều kẽm, tăng cường sức đề kháng cho da, ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả, nhanh chóng làm sạch mụn. Ngoài ra, các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, vừng… có chứa các axit béo không no, vitamin E, có tác dụng bảo vệ làn da hiệu quả, tăng độ đàn hồi và chống lão hóa da.

5. Các loại vitamin

an-gi-dep-da3

Làn da luôn cần được bổ sung một lượng dưỡng chất nhất định để giúp da khỏe mạnh và xóa mụn nhanh chóng. Vitamin A, vitamin E, vitamin C giúp chống oxy hóa, trẻ hóa làn da, tăng khả năng hồi phục các thương tổn trên da, do đó các vitamin này có lời cho da mụn. Bạn nên bổ sung thêm các loại rau củ quả để tăng cường các loại vitamin trên cho cơ thể. Một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn như: cà rốt, cà chua, ớt chuông, súp lơ, hạt hướng dương, các loại rau có màu sẫm, cải thảo, rau má, thơm…

6. Trái cây và rau củ tươi

an-gi-dep-da2

Biểu đồ thực phẩm giàu năng lượng tốt cho làn da mụn
Trái cây và rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho da, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như cam, bơ, đu đủ, dâu, dứa, mơ, dưa lưới, kiwi, xoài, chanh ...và các loại rau củ như: cà rốt, bí, khoai tây, cà rốt… vì chúng rất giàu vitamin C, A, Fe, Ca, và các vitamin nhóm B5, giúp cho quá trình điều trị mụn hiệu quả. Đồng thời, làn da cũng được nuôi dưỡng từ sâu bên trong, da trắng, mịn màng và khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, các loại rau củ quả tươi da xanh và ruột vàng chứa nhiều Beta – Carotene sẽ giúp da sáng và giảm mụn hiệu quả.
an-gi-dep-da1.

7. Uống nhiều nước hàng ngày

an-gi-de-tri-mun-trung-ca

Uống nhiều nước hàng ngày
Nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, đào thải độc tố ra ngoài. Uống đủ nước hàng ngày sẽ ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả, giúp da dẻ mịn màng hơn. Hàng ngày, bổ sung nhiều nước cho cơ thể, làm mát da, tăng sự đàn hồi cho da. Nên uống  2 – 3 lít/ngày
Nếu kiên trì với chế độ ăn uống khoa học như trên cùng một chế độ chăm sóc da như lời khuyên của Bác sĩ Da liễu  bạn sẽ có thể đánh bay mụn chỉ trong một thời gian ngắn.

Chế độ sinh hoạt dành cho da mụn

cach-tri-mun-boc
  • Tránh thức khuya, sẽ khiến da sinh nhờn, nổi mụn
  • Tránh làm việc căng thẳng, stress…  Vì đây là một trong những nguyên nhân hình thành mụn
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hóa học, bụi bẩn để tránh viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập hình thành mụn
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ/ngày
  • Tránh sử dụng các loại sữa rửa mặt có pH cao và hoạt tính hóa học mạnh
  • Khi bị mụn, nên tránh nắng thật kĩ, để tránh tác hại của các tia UVA, UVB
Để chăm sóc da mụn, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt khoa học. Nếu như bị mụn trứng cá trong thời gian dài, bạn nên đến gặp Bác sĩ Da liễu để xin tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để mụn trở thành mụn trứng cá nặng sẽ khó chữa trị.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Bệnh ghẻ ngứa,bệnh vi khuẩn - Trị tận gốc bệnh sau 1 đợt dùng thuốc

1. Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại kí sinh trùng gọi là Sarcoptes scabiei. Sự có mặt của ghẻ dẫn đến ngứa dữ dội tại vùng da có hang ổ của nó. Người bệnh sẽ đặc biệt thấy ngứa nhiều hơn vào ban đêm.
Vì đây là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng, bác sĩ thường đề nghị điều trị cho cả gia đình hoặc nhóm người thường tiếp xúc với người bệnh. Bệnh ghẻ có thể được điều trị dễ dàng. Các loại thuốc thoa da sẽ nhanh chóng giết chết những "con ghẻ" và trứng của chúng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể bị ngứa trong vài tuần.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh ghẻ

Tình trạng ngứa thường nhiều hơn vào ban đêm. Các rãnh đường hầm không đều bao gồm các vết rộp nhỏ hoặc nốt nhô trên da. Các đường hầm thường xuất hiện trong nếp gấp da. Mặc dù bất kỳ phần nào của cơ thể cũng có thể có triệu chứng nhưng ở người lớn và trẻ lớn, ghẻ thường được tìm thấy tại:
  • Giữa các ngón tay
  • Trong nách
  • Xung quanh eo 
  • Dọc theo cổ tay
  • Trên khuỷu tay 
  • Trên lòng bàn chân 
  • Xung quanh vú
  • Xung quanh vùng bộ phận sinh dục nam
  • Trên mông
  • Trên đầu gối
  • Trên vai
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các điểm lây nhiễm thông thường bao gồm:
  • Da đầu
  • Đối mặt
  • Cái cổ
  • Lòng bàn tay
  • Lòng bàn chân
Nếu bạn đã từng bị ghẻ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển trong vòng vài ngày sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ bị ghẻ, có thể mất đến 6 tuần để các dấu hiệu và triệu chứng trên bắt đầu xuất hiện. Điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn có thể lây lan ghẻ ngay cả khi bạn chưa có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

Kí sinh trùng gây ra bệnh ghẻ ở người là loại ve 8 chân không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các con cái chui dưới da của người bệnh, tạo một đường hầm và nó đẻ trứng trong đó. Các trứng nở và ấu trùng sẽ tìm cách đến bề mặt của da, khi trưởng thành và có thể lây lan sang các vùng khác của người bệnh hoặc da của người khác. Ngứa ngáy là  kết quả từ phản ứng dị ứng của cơ thể với những con ghẻ, trứng và chất thải của chúng.
Tiếp xúc gần và xài chung quần áo hoặc giường với người bị bệnh cũng có thể lây ghẻ. Chó, mèo và người đều có thể bị ghẻ, nhưng tác nhân gây bệnh không giống nhau. Mỗi loài ghẻ thích một loại kí chủ cụ thể và không sống xa khỏi kí chủ ưu tiên đó. Vì vậy, con người khi tiếp xúc với loại ghẻ của động vật sẽ hiếm khi phát triển thành bệnh ghẻ như khi họ tiếp xúc với loài ghẻ gây bệnh ở người.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

4. Tác hại của bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu trong người. Gãi nhiều có thể phá vỡ lớp da và tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát, chẳng hạn như chốc lở. Chốc lở là một nhiễm trùng bề mặt của da thường gây ra bởi tụ cầu khuẩn (staphylococci) hoặc đôi khi bởi liên cầu khuẩn (streptococci).
Một dạng ghẻ nghiêm trọng hơn, được gọi là ghẻ vảy, có thể ảnh hưởng đến một số nhóm có nguy cơ cao, bao gồm:
  • Những người có bệnh mãn tính suy yếu hệ thống miễn dịch, ví dụ như HIV hoặc bệnh bạch cầu mãn tính
  • Những người bị bệnh nặng như người trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão
  • Người cao tuổi trong nhà dưỡng lão
Bệnh ghẻ vảy hay còn gọi là ghẻ Nauy, làm da người bệnh có xu hướng trở nên cứng và tróc vẩy và thường có xu hướng lan khắp cơ thể. Nó rất dễ lây và khó chữa.

5. Điều trị bệnh ghẻ

Chẩn đoán

Để chẩn đoán ghẻ, bác sĩ sẽ khám da của bạn, tìm dấu hiệu của ghẻ bao gồm những đường hầm đặc trưng. Khi bác sĩ xác định được vị trí của ghẻ, họ có thể cạo vùng da đó để kiếm tra dưới kính hiển vi. Nhìn dưới kính hiển vi có thể xác định được sự hiện diện của ghẻ hoặc trứng của chúng.

Điều trị

Điều trị bệnh ghẻ bao gồm việc loại trừ sự xâm nhiễm bằng thuốc men. Bác sĩ sẽ đưa ra một số loại thuốc để bôi lên tất cả vùng da của cơ thể, từ cổ xuống, và để thuốc ngấm trong ít nhất 8 giờ. Cần điều trị lần hai nếu xuất hiện các đường hầm và phát ban mới. Mặc dù những thuốc này giết chết ngay lập tức các con ghẻ, nhưng bạn vẫn có thể cảm giác ngứa vẫn còn trong vài tuần.
Bởi vì ghẻ dễ lây lan, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị cho tất cả các thành viên gia đình và những người tiếp xúc gần gũi khác, ngay cả khi họ không thấy dấu hiệu ghẻ.
Các bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc bôi ngoài da khác như lưu huỳnh kết hợp petrolatum cho những người không đáp ứng hoặc không thể sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Ngứa có thể tồn tại một thời gian sau khi bạn dùng thuốc để diệt ghẻ. Những bước này có thể giúp bạn giảm bớt ngứa:
  • Làm mát và ngâm da của bạn: Ngâm trong nước mát hoặc sử dụng một chiếc khăn lạnh, ướt để khu vực bị kích thích trên da của bạn có thể giảm ngứa.
  • Thoa kem dưỡng da có thể làm giảm đau và ngứa của các kích ứng da nhẹ.
  • Dùng thuốc kháng histamine: Theo đề nghị của bác sĩ, bạn có thể thấy rằng thuốc kháng histamine sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng do ghẻ.

6. Phòng chống bệnh  

Để phòng ngừa sự tái xâm nhập và lây truyền sang người khác, hãy thực hiện các bước sau:
- Làm sạch tất cả quần áo và khăn trải giường: Sử dụng nước nóng, xà bông để giặt tất cả quần áo, khăn và giường dùng trong vòng ba ngày trước khi bắt đầu điều trị. Sấy khô với nhiệt độ cao. Sấy những vật dụng sạch ở nhà mà bạn không thể giặt được.
- Bỏ đói những con ghẻ: Hãy xem xét việc đặt các vật dụng mà bạn không thể rửa trong bao ny lông kín và để nó trong một nơi như trong garage của bạn, trong hai tuần. Ghẻ sẽ chết sau vài ngày không ăn.
7 Thuốc điều trị :- Towders ( Dạng kem ) : tuýp 15g

- Towders ( Dạng xịt ) 100ml
- Towders ( Dạng sữa chấm ) 60ml


Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng và điều trị

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:


  • Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng;
  • Chán ăn;
  • Đau cơ;
  • Ớn lạnh;
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ  nếu có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau:
  • Thường xuyên nôn ói;
  • Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu;
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 03 ngày;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6oC;
  • Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt;
  • Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc. Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn có hại di chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác. Nếu bạn ăn những món ăn không được nấu chín như salad hay các món ăn khác, những vi khuẩn có hại chưa được tiêu diệt này sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.
Rất nhiều vi khuẩn, virus và kí sinh trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, trong đó virus là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là vi khuẩn.
Chất độc là một nguyên nhân khác. Chất độc có thể được sản sinh ra do vi khuẩn, có sẵn trong thức ăn, do thực vật và động vật hoặc cá hoặc do các vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, chất độc có thể đến từ một số hóa chất nhất định.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kì độ tuổi nào. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như:
  • Tuổi già: quá trình lão hóa khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại;
  • Mang thai: quá trình mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của bạn có thể tệ hơn trong khi mang thai;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện;
  • Người mắc bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc AIDS.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách thức chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm thời gian mắc bệnh, triệu chứng của bạn là gì, bạn đã ăn những gì. Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng để kiểm tra xem bạn có dấu hiệu mất nước hay không. Từ đó bác sĩ sẽ đi đến những xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, cấy phân hoặc kiểm tra kí sinh trùng, để xác định nguyên nhân gây bệnh và đi đến chẩn đoán.
Sau khi lấy mẫu phân, bác sĩ sẽ gửi chúng đến phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng không thể xác nhận được nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn.
Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
Trong trường hợp bạn nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, bạn sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.
Nếu bạn không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, bác sĩ có thể sẽ cho bạn uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D®) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®).

Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, bạn không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, bạn hãy uống oresol để bù điện giải.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Cách trị bệnh nấm da nào hiệu quả

Triệu chứng bệnh nấm da

Nấm da là bệnh da liễu thường gặp nhất là vào mùa hè với thời tiết nắng nóng như hiện nay. Bệnh do vi nấm dermatophytes gây nên, những sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm, khi những búi nấm này già hoặc chết đi sẽ hình thành bào tử. Trong quá trình sống sợi nấm sẽ tiết ra độc tố kích thích gây ngứa.
Chính vì thế dấu hiệu đầu tiên của người bị nhiễm nấm là ngứa, khó chịu từ đó gãi làm lây lan mầm bệnh. Những tổn thương do gãi sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng da, mưng mủ và lở loét.
Biến chứng và hậu quả của nấm da là nhiễm trùng da, viêm da và chàm hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bệnh nhân.
Các loại nấm da thường gặp nấm da toàn thân (hắc lào, lang ben), nấm da mặt, nấm da đầu, nấm da đùi, nấm da tay, nấm móng và nấm kẽ.
  • Nấm da toàn thân (điển hình là hắc lào): Dấu hiệu đầu tiên là ngứa, vùng tổn thương có màu đỏ, viền bờ rõ có hình tròn mọc lấm tấm mụn nước.
Ngoài ra, còn có bệnh lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh có màu trắng hoặc màu đen. Bệnh nhân chỉ có cảm giác châm chích nhẹ, khó chịu khi bị bệnh.
Nấm da toàn thân thường gặp ở những vị trí như nấm da ở mông, nấm da đùi và mặt.
  • Nấm kẽ: Do vi nấm epidermophyton, trichophyton hoặc candida albicans gây nên. Thường gặp ở những người phải ngâm chân trong nước nhiều giờ như nông dân, công nhân vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...
  • Nấm móng tay chân: Xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc ở 2 bên cạnh của móng. Triệu chứng bao gồm: móng mất màu bóng, mặt lóng lỗ chỗ, móng trở nên giòn, dễ vỡ vụn, xù xì móng.
  • Nấm da đầu: Da đầu có vết tròn nhỏ, kích thước từ 3-5mm hoặc có vảy mỏng, ngứa da đầu, tóc bị xén cụt ngắn.
Nhìn chung, nấm phát triển ở những vùng da ẩm ướt, nhiều mồ hôi. Rất dễ lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác qua đường tiếp xúc như mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt. 

Nguyên nhân gây bệnh nấm da

Như đã nói ở trên bệnh rất dễ lây vì thế những người có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo đều có nguy cơ bị bệnh.
Lây từ động vật sang người: Khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh chỉ cần vuốt ve, chải lông chó mèo, bò, dê, lợn, ngựa bị bệnh là đã có nguy cơ lây nhiễm.
Tiếp xúc với đất bẩn: một số trường hợp có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, đất nhiễm nấm.
Ngoài ra vệc quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Cách trị nấm da bằng thuốc tây

Nếu điều trị nấm da theo phương pháp hiện đại, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm cạo vùng da bị tổn thương để lấy bệnh phẩm đem soi tươi và nuôi cấy nấm từ đó xác định đúng chủng loại nấm da và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc điều trị nấm da phổ biến nhất là nhóm azole (miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole) ở cả dạng uống hoặc kem bôi. Hoặc nhóm Allylamine (terbinafine hoặc naftifine).
Các trường hợp nhiễm nấm đều đáp ứng tốt với các thuốc bôi tại chỗ vì thế có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược như nirozal.
Với các loại thuốc bôi, bệnh nhân cần làm sạch da trước khi bôi thuốc để thuốc tiếp xúc với mô tổn thương dễ dàng hơn. Khi bôi nên xoa đều bề mặt da để thuốc ngấm nhanh.
Trong trường hợp nấm móng, nấm tóc nên cắt gọn gàng vùng bị bệnh. Tránh cạo da trước khi bôi thuốc. Không nên bôi kéo dài ở cùng một vị trí, nếu dùng thuốc không thấy dấu hiệu khả quan nên dùng lại và đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với thuốc không kê đơn như trên có thể được bác sĩ kê đơn mạnh hơn dạng bôi tại chỗ như econazole, oxiconazole. Hoặc thuốc uống toàn thân như itraconazole, fluconazole hoặc terbinafine.
Với các loại thuốc uống: Đây là loại thuốc có tác dụng toàn thân, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.
Các loại thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng, nổi ban đỏ hoặc buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tổn thương gan.

5 mẹo trị bệnh nấm da không cần uống thuốc vẫn khỏi

Nấm ngoài da là một bệnh phát triển chậm, vì thế ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên có thể dùng các mẹo trị bằng tinh dầu, cây cỏ hoặc những nguyên liệu sẵn có có tính kháng khuẩn đều có thể trị được bệnh. Các cách trị này dùng cho trường hợp nấm da nhẹ nên rất an toàn. Tham khảo 5 cách dưới đây:

1. Dùng tinh dầu trà xanh

Tinh dầu trà xanh được biết đến với công dụng làm sạch da, chống ôxy hóa, làm giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da và diệt khuẩn.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần bôi trực tiếp tinh dầu lên vùng bị nấm hoặc nhỏ vào nước ấm để ngâm nếu vùng nấm là tay, chân. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.

2. Lấy nước súc miệng

Công dụng chính của nước súc miệng là tiêu diệt vi khuẩn vì thế khi bôi lên da chúng cũng phát huy tác dụng tương tự hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy bông gòn thấm dung dịch rồi bôi lên da rồi để yên.

3. Mật ong trị nấm da

Mật ong vốn là thần dược kháng khuẩn, kháng viêm trên da đồng thời thẩm thấu vào da giúp diệt vi khuẩn ở sâu nang lông và không thể không kể đến phục hồi tổn thương trên da nhanh hơn.
Lấy một lượng mật ong vừa đủ bôi lên vùng da bị nấm, chờ 10 phút rồi rửa lại với nước.

4. Nước ép hành tây

Tuy không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn nhưng nước ép hành tây có thể ức chế các hoạt động của chúng giúp ngăn chặn sự lây lan sang vùng da khác.

5. Dùng muối tắm

Muối có tính năng sát trùng, tẩy tế bào chết, diệt bỏ vi khuẩn và làm sạch các vết thương trên da rất tốt. Hằng ngày lấy muối tắm hòa tắm với nước rửa vùng da bị nấm, tránh chà xát quá mạnh làm tổn thương vùng da.
Những mẹo trị này đa phần là thiên nhiên vì thế tuy có tác dụng nhưng chậm, bệnh nhân nên kiên trì, thao tác nhẹ nhàng.

Cách phòng tránh bệnh nấm da

Nguyên tắc trị nấm da cũng như đa phần các bệnh da liễu khác là điều trị đi kèm phòng tránh mới có thể đạt hiệu quả cao và tránh tái phát. Vì thế người bị nấm da nên chú ý 5 điều dưới đây:
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày đặc biệt là sau khi tập thể thao và ra mồ hôi nhiều.
  • Giữ da khô ráo, thấm khô sau khi tắm. Có thể dùng phấn rôm để chống ẩm.
  • Chọn đồ lót, trang phục thoáng mát, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và thay ít nhất 1 lần.
  • Thường xuyên giặt sạch quần áo, phơi khô.
  • Không cào gãi làm xây xước, tổn thương da.
Chỉ cần thực hiện một trong số những cách trị nấm da trên đồng thời lưu ý những điều cần tránh này bệnh nấm da sẽ không còn là nỗi bận tâm của nhiều người đang tìm cách đối phó với nó.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

[ Rối loạn tiêu hóa ] Nguyên nhân- Triệu chứng - Điều trị tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi đại tiện. Về bản chất, bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn ở đường ruột.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là gì?

●Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia:

Khi cơ thể dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ làm tiêu hụt lượng lớn men tiêu hóa dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội chứng ruột kích thích.

●Ăn uống không hợp vệ sinh:
Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới bệnh tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

●Lạm dụng kháng sinh:
Đây là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. Khi sử dụng quá liều, chúng vô tình triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Do đó khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

●Nguyên nhân bệnh lý:
Rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng tất yếu của các bệnh như ợ nóng, viêm đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn.

●Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn

Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa


●Rối loạn đại tiện: Người bị bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ gặp phải các triệu chứng đau bụng thành từng cơn, đại tiện không đều đặn khi tiêu chảy, khi táo bón.
●Đau bụng: Triệu chứng bệnh này thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên trái, một vài trường hợp có thể đau ở nhiều chỗ khác, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
●Đầy hơi khó tiêu: Bụng chướng, ợ hơi liên tục, trung tiện nhiều là triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa. 
●Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác gồm: Ợ chua, buồn nôn và nôn, miệng đắng hoặc hôi,...

Cách chữa trị hiệu quả


  • Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
  • Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn

    Dùng thuốc


  •  Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng một vai trò phụ trong việc chữa trị mà thôi. Nếu dùng chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.
    Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomine HCl (Sudopam Tablet), hyoscyamine sulfate (levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy.
  •  Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc sổ khi bị táo bón. 
  • Một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptyline (elavil), một loại thuốc chữa bệnh u sầu. 
  • Tóm lại: Tuy hội chứng tiêu hóa vẫn được xem là một "bệnh tâm lý", một số thuốc có thể làm thuyên giảm những triệu chứng một cách đáng kể, tuy nhiên, sự thành công trong việc chữa trị một phần phụ thuộc chế độ ăn uống của người bệnh.